Thông thường, mèo cái có độ tuổi từ 6 tháng tuổi trở lên là đã đủ khả năng làm mẹ và trung bình 1 năm mèo có thể sinh sản từ 3 đến 4 lứa. Thời gian để một chú mèo mang thai kéo dài từ 62 đến 65 ngày.
Cũng giống như nhiều loài vật khác, khi mang thai mèo có nhiều biểu hiện khác lạ, chỉ cần tinh ý một chút là bạn đã biết mèo nhà mình đã mang bầu hay chưa . Hãy cùng Tiệm Mèo Sen tìm hiểu về các dấu hiệu nhận biết boss yêu đã mang bầu bạn nha!
Để thân thiết với các bé mèo có thể là một việc khó khăn. Mèo là loài động vật độc lập và không cần phải thường xuyên tương tác với con người để cảm thấy hài lòng. Để có thể cải thiện mối quan hệ với các boss cưng, bạn cũng cần phải tạo ra một môi trường sống an toàn và tích cực cùng với việc hướng dẫn mèo cách liên hệ bạn với những thứ mà chúng thích, ví dụ như đồ ăn. Dù mèo của bạn còn nhỏ hay đã trưởng thành, bạn vẫn có thể tạo nên một mối quan hệ tuyệt vời với mèo nhờ sự nỗ lực và kiên nhẫn.
Hãy kiên nhẫn. Có một số chú mèo rất nhát và cần nhiều thời gian hơn để làm quen với con người. Tuy nhiên, nếu bạn nỗ lực, mối quan hệ giữa bạn và mèo có thể rất xứng đáng với thời gian và công sức bỏ ra.
Nếu bạn có tiếp xúc với mèo hoặc nhà bạn nuôi mèo mà bỗng dưng trên da xuất hiện các đốm hình tròn màu đỏ hồng, ngứa ngáy thì có thể bạn đã bị nhiễm nấm mèo. Nấm mèo cũng tương tự như bệnh hắc lào, có các triệu chứng giống với bệnh hắc lào.
- Trên da nổi lên các tổn thương hình tròn, kích thước đa dạng, màu hồng hoặc đỏ hồng
- Trên bề mặt có vảy trắng, bong tróc và ngứa ngáy
- Để càng lâu thì kích thước tổn thương càng tăng lên
- Các nốt có thể mọc lan ra nhiều vị trí trên cơ thể
Để điều trị khỏi hẳn bệnh nấm mèo, người bệnh cần tuân thủ các phương án sử dụng thuốc, chăm sóc và vệ sinh da, đồng thời đưa mèo đi kiểm tra để ngăn chặn mầm bệnh.
Chữa bệnh bằng thuốc càng sớm thì bệnh càng nhanh khỏi. Nếu để bệnh ủ lâu, nấm mèo có thể khiến cho bạn bị sốt cao, nổi mẩn đỏ nhiều hơn và ngứa ngáy khó chịu hơn. Đặc biệt là khi bạn có hệ miễn dịch kém thì lại càng nguy hiểm hơn nữa.
Để điều trị khỏi hẳn bệnh nấm mèo ở người, mọi người dùng thuốc tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng người. Nếu nhẹ thì có thể bôi thuốc mỡ, thuốc nước bôi ngoài da như nizoral, lamisil, clotrimazole, terbinafine hoặc miconazole. Nếu bị nhiễm nấm nặng, bạn nên gặp bác sĩ để được kê thêm cả thuốc uống trị nấm.
Khi bị nấm mèo, bạn sẽ cảm thấy vô cùng ngứa ngáy khó chịu. Nếu gãi thì chắc chắn cơn ngứa càng dữ dội hơn, nấm cũng sẽ lây lan thêm khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng. Vậy phải làm thế nào để da bớt ngứa khi bị nấm mèo? Dưới đây là một số lưu ý trong cách chăm sóc da bị nấm mèo:
Luôn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng da bị nấm mèo. Không dùng sữa tắm, xà phòng có tính tẩy rửa mạnh thông thường. Thay vào đó, hãy sử dụng sữa tắm lành tính có thành phần chiết xuất từ tự nhiên. Điều này giúp làm sạch da một cách nhẹ nhàng mà không gây khô hay kích ứng da.
Sau khi tắm xong, hãy thấm khô toàn bộ cơ thể và thoa kem dưỡng ẩm lên tổn thương nấm mèo. Nấm mèo ở người không chỉ ngứa mà còn khô ráp. Thoa kem dưỡng ẩm là phương pháp tốt để thúc đẩy da tái tạo, phục hồi khỏi các tổn thương. Đồng thời, kem dưỡng da cũng giúp làm dịu da, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn và bớt ngứa hơn.
Nấm mèo ở người lây lan rất nhanh tuyệt đối không gãi, cào lên vùng da bị nhiễm nấm mèo.
Cắt gọn gàng móng tay để phòng tránh gây tổn thương thêm lên các vết ngứa do nấm mèo gây ra.
Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Thay toàn bộ chăn ga gối nệm, rèm cửa và các vật dụng đã qua tiếp xúc vì nấm mèo có thể trú ngụ trong đó và tiếp tục lây lan.
Nếu trong gia đình có nuôi mèo, bạn cũng nên đưa mèo đến các bệnh viện thú y để được kiểm tra và loại bỏ mầm bệnh.
Trước kia chưa từng quen biết, nhưng vì cùng yêu thương các bé mèo mà biết đến Tiệm... Thật đặc biệt là hôm nay Tiệm mèo sen vô cùng vui mừng và hạnh phúc khi lại được đón tiếp 2 vị khách quý, đã tin tưởng ủng hộ Tiệm đến lần thứ 3. Và lần này là 1 bé mèo Anh lông ngắn mầu Bicolor siêu siêu dễ thương luôn nha.
PS: Chúc 2 cô cậu chủ mãi hạnh phúc bên nhau cùng những bé mèo yêu ^^
Đối với những người nuôi mèo, việc chứng kiến mèo bỏ ăn thực sự là điều rất đau lòng và nếu chúng bỏ ăn quá 2 – 3 ngày sẽ rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng. Vậy đâu là nguyên nhân mèo bỏ ăn. Hãy cùng Tiệm mèo Sen đi sâu vào tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây để có hướng giải quyết tốt nhất.
Nguyên nhân nào khiến mèo bỏ ăn?
Có những nguyên nhân nào khiến mèo bỏ ăn?
1. Mèo bỏ ăn theo thói quen, do tâm lý
- Mèo là loài vật không thích, thậm chí ghét sự thay đổi của môi trường sống. Nếu ngôi nhà nó đang ở có những biến đổi như người lạ đến, xuất hiện những con vật nuôi khác, đổi loại chén đĩa ăn hay đặt ở chỗ mới, tất cả đều có thể khiến chúng không thoải mái và bỏ ăn.
- Một nguyên khác là trước đó bạn cho chúng ăn ngon, nhưng sau đó bữa ăn trở nên đạm bạc hơn, chúng sẽ không muốn ăn mà chỉ uống nước, giống như một cách đình công vậy.
- Nhiều chú mèo chỉ ăn những loại thức ăn nhất định, dù bạn có đổi loại ngon hơn chúng cũng không muốn ăn những món lạ đó.
- Đột ngột xa chủ nhân của nó trong một thời gian, cảm giác thiếu vắng, nhớ nhung hình ảnh, âm thanh quen thuộc cũng là nguyên nhân khiến mèo bỏ ăn.
Mèo bỏ ăn do phải xa chủ một thời gian
2. Mèo bỏ ăn do mắc bệnh
- Nếu những yếu tố môi trường sống, thức ăn, con người không hề thay đổi mà mèo vẫn bỏ ăn, tốt nhất bạn nên đưa chúng đến ngay bác sỹ thú y để thăm khám. Đặc biệt, nếu chúng có biểu hiện lờ đờ, nằm co ro, nôn khan, nôn ra dịch vàng, chảy dãi có mùi tanh, đây chính là dấu hiệu đặc trưng của bệnh giảm bạch cầu – một án tử ở mèo.
- Mèo mắc bệnh giun sán khiến cơ thể chúng không hấp thụ được chất dinh dưỡng và chán ăn.
Giải pháp khắc phục tình trạng mèo bỏ ăn
1. Đối với mèo bỏ ăn do tâm lý, thói quen
- Quay về chế độ ăn như hàng ngày
- Chọn loại thực phẩm có mùi hấp dẫn
Chọn loại thực phẩm có mùi hấp dẫn
- Định kỳ tẩy giun sán cho mèo
- Không quá nuông chiều và cho ăn ngon ngay từ đầu nếu không muốn chú mèo của bạn hình thành thói quen ăn sang chảnh
- Cho mèo ăn trong bát có độ rộng đủ lớn, sâu để tránh việc râu chạm vào thành bát
- Giữ vệ sinh chén bát cho mèo ăn và không dùng nước tẩy rửa để làm sạch chúng.
Cho mèo ăn trong bát có độ rộng đủ lớn, sâu
- Cho mèo ăn theo một chế độ khoa học và bắt chúng tuân thủ nguyên tắc của mình để tránh tình trạng mèo bỏ ăn khi phải xa chủ như cho ăn đúng bữa với lượng nhất định, không cho ăn quá nhiều bữa và quá nhiều lần ăn.
2. Đối với mèo bỏ ăn do bệnh lý
- Khi mèo bị ốm, bạn chỉ nên cho chúng ăn từng lượng nhỏ thường xuyên, cách 1 đến 2 tiếng cho ăn một lần và tránh giờ mèo đang ngủ. Tuy nhiên, đối với mèo con, bạn cần gọi chúng dậy vì chúng ngủ rất nhiều.
- Với những chú mèo bỏ ăn do bệnh không thích thực phẩm hàng ngày và muốn đổi món mới, bạn có thể thay đổi nhãn hiệu, hương vị đồ ăn, rắc thêm ít thịt gà, cá lên đồ ăn, thậm chí là một chút phô mai hoặc men dinh dưỡng để kích thích vị giác của chúng. Bạn có thể cho chúng ăn một số loại thực phẩm như:
+ Đồ ăn dành cho mèo làm từ nước thịt
+ Đồ ăn cho trẻ em có vị thịt gà đóng sẵn
+ Gà luộc
+ Cơm trắng
- Làm nóng lại đồ ăn: Thức ăn nóng có mùi và vị ngon hơn sẽ kích thích vị giác của mèo. Nếu dùng lò vi sóng, bạn không nên hâm nóng quá 30 giây.
Lưu ý: Khi mèo ốm, bạn không được giấu thuốc vào đồ ăn vì khứu giác của mèo rất tốt, chúng có thể sẽ phát hiện ra và từ đó cũng không ăn loại thức ăn đó nữa.
Không giấu thuốc vào thức ăn của mèo
- Cho mèo uống nhiều nước hơn bình thường
Khi mèo ốm, cơ thể chúng rất dễ bị mất nước. Đây là điều vô cùng nguy hiểm. Nếu chúng không chịu uống nước, bạn hãy tăng thêm nước vào trong thức ăn và chắc chắn rằng, chén bát đựng nước cũng như nước phải sạch vì mèo thích sạch sẽ.
- Cho thức ăn lên tay để mèo tự liếm
Cho thức ăn lên tay để mèo tự liếm
- Dùng ống tiêm để bơm thức ăn lỏng cho mèo (tháo kim tiêm trước đó)
+ Bế mèo lên tay, đưa ống tiêm theo hướng nghiêng chứ không đưa thẳng vì nó có thể làm thức ăn bị trào vào cổ họng mèo khiến chúng bị nghẹn.
+ Đưa ống tiêm sang bên trái hoặc phải rồi từ từ bơm từng ít một vào sát cuống lưỡi.
+ Trong quá trình thực hiện cần thay đổi vị trí ống tiêm để tránh chà xát vào một vị trí quá nhiều lần.
Dùng ống tiêm để bơm thức ăn lỏng cho mèo
Bạn cũng có thể dùng sữa bột, pha ấm để thay thế thức ăn lỏng.
- Nếu các giải pháp trên không hiệu quả, bạn có thể dùng thuốc kích thích vị giác theo chỉ định của bác sỹ thú y.
Bên cạnh việc cố gắng để mèo ăn trở lại, việc chăm sóc mèo khi bị ốm cũng rất quan trọng. Dưới đây là một số cách mà bạn nên thực hiện:
- Cho mèo uống Meloxicam để kiềm chế enzym COX-2 sản xuất prostaglandin khiến mèo bị sốt.
- Giữ ấm cơ thể mèo con
Giữ ấm cơ thể mèo con
- Chuẩn bị chỗ ngủ tiện nghi
- Với những chú mèo bị trầm cảm, bạn nên dành thời gian để chơi với chúng nhiều hơn, tranh thủ các khoảng thời gian rảnh để bên cạnh chúng như khi làm việc, xem phim, ngủ,…đồng thời không quên khen ngợi, vuốt ve và thưởng đồ ăn cho chúng. Bạn cũng có thể mua thêm một chú mèo hoặc chó khác để làm bạn cho chúng.
Mua thêm thú cưng về làm bạn với mèo
Dành thời gian để chơi với mèo nhiều hơn
Trên đây là một số nguyên nhân và cách khắc phục mèo bỏ ăn mà Tiệm mèo Sen muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những thông tin này, các bạn sẽ nuôi được những chú mèo khỏe mạnh, mập mạp, đáng yêu.
Mèo là loài động vật rất nhạy cảm, đặc biệt là khi các bé mèo chuyển nơi ở mới, và phải di chuyển một quãng đường dài. Khi đó các bé mèo rất dễ bị căng thẳng, và mệt mỏi, bỏ ăn, ăn không tiêu... đặc biệt là các bé mèo con mới chỉ 2 tháng tuổi. Căng thẳng mệt mỏi sẽ dẫn đến chán ăn buồn nôn, lâu dần sinh bệnh... Vì vậy Tiệm Mèo Sen chúng mình đã chuẩn bị sẵn một loạt các vitamin và men vi sinh để tăng sức khoẻ cho các bé. Để các bé mạnh khoẻ và hạnh phúc ở mái nhà mới.
Bé Bicolor Nhiên an toàn về với mẹ Thắm. Từ nay con chính thức chuyển hộ khẩu từ R4 Royal sang T9 Time City. Đi nửa vòng thành phố chàng trai của chúng ta vẫn ở khu cc nhà Vin thôi (hí hí không có pr đâu nha!^^)
Còn cô nàng xám xanh Tiny chắc đang phè phỡn trên tàu đi vào HCM tránh rét rồi. hic hic chăm bẵm bao nhiêu lâu mà chia tay nó không thèm liếc mình một cái. Buồn ghê gớm!!!
Lạnh quá đi! Mình đi ngủ đây! Hy vọng mai trời nắng đẹp dịu dàng...