Thứ Hai, 19 tháng 7, 2021

CÁC LOẠI GIUN SÁN Ở MÈO MÀ NGƯỜI NUÔI MÈO NÊN BIẾT

 Mèo có nguy cơ nhiễm các loại ký sinh từ môi trường thông qua ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Đây chính là các loại giun sán ở mèo luôn chực chờ tấn công boss nhà bạn. Cùng tìm hiểu chúng là gì nào!


Giun tròn


Giun tròn là một trong các loại giun sán ở mèo phổ biến nhất. Chúng có thể phát triển và đạt độ dài khoảng 4,62- 12,7cm khi trưởng thành. Hình dáng của giun tròn trông giống như sợi mì ý. 

Chúng có thể lây truyền trong quá trình nuôi mèo, do chủ cho mèo ăn phải thịt động vật có nhiễm giun tròn hoặc mèo tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh khác.

Sán dây

Kể đến các loại giun sán ở mèo thì chắc chắn không nên bỏ qua sán dây. Sán dây ở mèo phân đoạn ngắn, dài và phẳng. Từng đoạn ngắn của sán dây trông như hạt gao. Độ dài tổng thể của sán dây có thể lên đến 20,32cm. Sán dây tấn công mèo khi mèo gặp hoặc ăn phải động vật đang mang trứng sán dây như chim hoặc bọ chét.

Giun móc

Trong các loại giun sán ở mèo thì giun móc là loại giun có kích thước nhỏ nhất. Giun móc cũng khá phổ biến và thường nằm ở ruột non của mèo. Chiều dài của giun móc có thể đạt đến khoảng 2,5cm và hút máu vật chủ. Chính vì lý do này mà chúng gây thiếu máu cho mèo, đe dọa tính mạng dù mèo bao nhiêu tuổi. Tuy nhiên, mèo con bị nhiễm giun móc là nguy hiểm nhất. 

Giun móc có thể truyền qua phân và có khả năng lây nhiễm cho động vật hoặc người khác.

Giun tóc

Giun tóc có chiều dài ngắn nhất trong các loại giun sán ở mèo. Chúng chỉ dài khoảng 0,6cm và thường nằm ở ruột già và đại tràng của mèo. Giun tóc có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến những cơ quan này và được coi là một trong những loại giun có hại nhất. 

Giun tim

Đúng như cái tên của mình, giun tim sống trong tim mèo và động mạch phổi. Giun tim lây truyền nhờ những con muỗi bị nhiễm bệnh. Chúng di chuyển khắp nơi trong cơ thể trong khoảng 6 tháng trước khi dừng lại trong hệ tuần hoàn. Điểm khác biệt của giun tim với các loài giun sán ở mèo khác là nó chỉ bị nhiễm thông qua vết cắn của muỗi nhiễm bệnh chứ không lây giữa mèo và mèo hay giữa các loài. 

Mặc dù có thể phòng ngừa và điều trị được nhưng mèo vẫn có thể tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Trong các loại giun sán ở mèo thì 2 loại mà các bác sĩ thú y thường gặp nhất chính là giun tròn và sán dây. Nếu được phòng ngừa và điều trị kịp thời thì những loại ký sinh trùng nội này không quá nguy hiểm với mèo. Hãy tẩy giun định kỳ theo lịch hướng dẫn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe cho mèo và cả gia đình bạn nhé!







SỐC NHIỆT CÓ THỂ DẪN ĐẾN TỬ VONG Ở MÈO, ĐẶC BIỆT LÀ VÀO MÙA HÈ…

 Sốc nhiệt ở mèo thật sự rất nguy hiểm. Mèo hoàn toàn có thể tử vong vì bị sốc nhiệt. Nếu bạn chưa từng biết về điều này, bạn nên tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết khi mèo bị sốc nhiệt đề phòng ngừa.


Tại sao mèo bị sốc nhiệt?


Sốc nhiệt là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng xảy ra khi mèo bị quá nóng. Lúc này, nhiệt độ cơ thể mèo tăng cao. Đó thật sự là một tình huống cần điều trị khẩn cấp.

Cơ thể mèo có kích thước nhỏ. Thêm vào đó, bộ lông dày bao bọc bên ngoài cản trở mèo hạ nhiệt. Những trường hợp này thường khiến mèo bị sốc nhiệt:

- Giống mèo có gương mặt phẳng tương tự như mèo Ba Tư
- Những bé mèo có lông rất dày
- Mèo già hoặc mèo con
- Mèo bị thừa cân, béo phì
- Những bé có vấn đề về hô hấp hoặc phổi

Dấu hiệu nhận biết khi mèo bị sốc nhiệt?

Bạn có thể nhận biết khi mèo bị sốc nhiệt bằng những dấu hiệu sớm này:

- Thở hổn hển
- Xuất hiện với vẻ mặt buồn bã hoặc đau khổ
- Chảy nhiều dước miếng
- Có bọt ở miệng mèo
- Nhận biết những dấu hiệu sớm khi mèo bị sốc nhiệt thật sự hết sức quan trọng. Mèo cưng cần được giúp đỡ sớm nhất có thể. Nếu không, sức khỏe mèo có thể chuyển biến xấu nhanh chóng như:

- Nướu đỏ tươi
- Gục ngã
- Chảy máu ở miệng hoăc mũi
- Run rẩy và co giật

Vậy chúng ta cần làm gì khi thấy mèo bị sốc nhiệt?

Đương nhiên, mèo cần được cấp cứu càng sớm càng tốt. Hãy gọi ngày cho bác sĩ thú y của bạn để được hướng dẫn. Đây là một số lời khuyên bạn có thể nhận được từ bác sĩ:

- Đổ một ít nước vào bát nước của mèo. Lưu ý, không dùng nước lạnh vì có thể khiến mèo bị sốc.
- Đặt mèo trước một cái quạt để giúp mèo hạ nhiệt
- Dùng khăn lạnh đắp lên người mèo cưng nhưng không để quá 5 phút. Quá thời gian này, chiếc khăn có thể trở thành một tấm chăn cách nhiệt. Tình hình sẽ tồi tệ hơn vì điều này. Hãy chú ý nhé!
- Khi hơi thở của mèo ổn định hơn, đưa mèo đến bác sĩ thú y ngay lập tức. Kể cả khi sức khỏe của mèo gần như đã phục hồi.

Làm sao hạn chế tình trạng sốc nhiệt cho mèo?

Cách tốt nhất để bảo vệ mèo cưng khỏi sốc nhiệt là luôn giữ mèo mát mẻ và uống đủ nước trong ngày nóng bức. Bạn có thể áp dụng những mẹo dưới đây:

- Giữ mèo ở trong nhà trong thời gian nóng nhất trong ngày
- Bảo đảm mèo có thể uống nước sạch bất kỳ lúc nào chúng muốn. Vì trong những ngày trời nóng, mèo có thể uống nhiều nước hơn bình thường
-Nếu mèo được cho ra ngoài chơi, khu vực này nên có nhiều bóng râm để mèo tráng nắng
- Cắt tỉa  bớt lông mèo trong những ngày nhiệt độ cao
- Giữ cân nặng của mèo cưng trong mức chuẩn, tránh bị thừa cân béo phì. Thừa cân gây nhiều vấn đề về sức khỏe cho mèo, kể cả việc giữ cho chúng mát mẻ hơn.

Bạn chớ nên xem thường khi mèo bị sốc nhiệt. Nếu không được phát hiện và giúp đỡ kịp thời, có lẽ bạn sẽ hối hận. Đặc biệt lưu ý vấn đề này khi mùa hè sắp đến bạn nhé!








Bài đăng phổ biến