Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2021

NHỮNG ĐIỀU LẦM TƯỞNG VỀ TIÊM VẮC XIN CHO MÈO

 Những lầm tưởng về khả năng bảo vệ khi tiêm vắc xin cho mèo đôi khi khiến nó không thể phát huy hết tác dụng. Đọc ngay để biết bạn có mắc phải sai lầm nào dưới đây chưa nhé

Chỉ cần tiêm vắc xin cho mèo một lần có thể bảo vệ chúng suốt cả đời


Một lầm tưởng về việc tiêm vắc xin cho mèo rất phổ biến chính là chỉ cần tiêm vắc xin 1 lần là có khả năng giúp mèo miễn dịch suốt đời => Điều này là sai. 

Sự thật là sau những mũi vắc xin đầu tiên, chúng ta cần tiêm nhắc lại hàng năm theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Điều này vô cùng quan trọng trong việc duy trì khả năng bảo vệ mèo khỏi bệnh tật. Vì thử nghiệm hiệu giá kháng thể trong máu cho thấy nó giảm dần theo thời gian cho tới khi không còn nữa.

Mặt khác, khi mèo đối mặt với các bệnh có trong vắc xin nhưng không được tiêm nhắc theo đúng lịch hẹn thì chúng vẫn có khả năng gặp rủi ro. Lý do là vì hệ thống miễn dịch không còn nhớ cách chống lại những căn bệnh nguy hiểm này nữa. 

Một thông tin quan trọng khác mà bạn cũng nên biết đó chính là thời gian mèo được bảo vệ nhờ vắc xin sẽ khác nhau giữa các cá thể. Điều này cũng bị tác động bởi nhiều yếu tố khác xung quanh. Vì vậy, đừng lơ là với mũi tiêm nhắc lại hàng năm nếu không muốn mèo cưng gặp nguy hiểm bạn nhé.

Mèo lớn tuổi rồi thì không cần tiêm phòng nữa

Sai hoàn toàn! Kể cả khi đã trở thành một cụ mèo thì chúng vẫn cần được tiêm phòng, nhất là khi cao tuổi. Tuổi càng cao, sức khỏe mèo càng xuống dốc và khả năng miễn dịch cũng suy giảm theo. Vì vậy, chúng phụ thuộc vào khả năng bảo vệ của vắc xin và rất cần được tiêm vắc xin cho mèo.

Mèo chỉ ở trong nhà thì không cần tiêm vắc xin cho mèo

Có thể nói đây chính là một lầm tưởng về vắc xin cho mèo rất phổ biến. Một số loại vi rút nguy hiểm như panleukopenia sống rất dai. Chúng có thể tồn tại trên vỉa hè trong mọi điều kiện thời tiết và trong thời gian dài. Chỉ cần đi ngang nơi có vi rút này, bạn rất có thể sẽ trở thành vật chủ trung gian mang mầm bệnh về nhà cho mèo cưng của mình. 

Mặc dù việc mèo chỉ ở trong nhà có nguy cơ nhiễm bệnh thấp hơn là sự thật nhưng điều đó không có nghĩa là không thể nhiễm bệnh. Không ít trường hợp được người nuôi mèo chia sẻ trên các hội nhóm về việc mèo chỉ ở trong nhà đột nhiên mắc một vài bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và tử vong sau đó không lâu.

Không nên tiêm quá nhiều vắc xin cho mèo

Điều này có thể đúng trong một vài trường hợp. Vắc xin được chia ra làm 2 loại: vắc xin nền và vắc xin mở rộng. 

Vắc xin nền là vắc xin cần được tiêm để bảo vệ mèo khỏi 4 bệnh: 

Bệnh giảm bạch cầu panleukopenia (FPV)

Viêm mũi xoang do virus herpes (FHV - 1)

Bệnh do virus Calicillin của mèo (FCV)

Bệnh hô hấp do Chlamydia Psittaci có trong mũi 4 bệnh. 

Vắc xin tăng cường là những loại vắc xin không bắt buộc phải tiêm cho mèo. Nó có thể tiêm kết hợp cùng vắc xin nền. Việc tiêm vắc xin tăng cường nên được tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y vì hai lý do. Thứ nhất, tùy theo hoàn cảnh sống của mèo mà chúng có thể đối mặt với những bệnh khác nhau nên cần được bác sĩ tư vấn đúng loại cần tiêm. Như vậy sẽ tránh việc tiêm dư những loại vắc xin không cần thiết. Thứ hai, một số loại vắc xin trong nhóm này còn gây tranh cãi về tính hiệu quả của mình nên bạn phải cân nhắc thật kỹ trước khi tiêm.

Một số loại vắc xin mở rộng hiện có trên thị trường:

FeLV

FIV

FIP

Bordetella bronchiseptica

Chlamydophila felis

Dermatophytosis

Vắc xin gây hại nhiều hơn có lợi

Mặc dù tiêm vắc xin cho mèo mang đến nhiều lợi ích nhưng bên cạnh đó cũng đi kèm với một số tác hại ngoài ý muốn như là:

Sưng tấy

Sau khi tiêm vắc xin, có 1/10 trường hợp mèo bị sưng tại vết tiêm. Nó là một cục u và sẽ biến mất sau khoảng vài tuần. Điều này không có gì đáng lo ngại.

Đi khập khiễng

Thường xảy ra trong mũi tiêm đầu tiên với mèo con. Phản ứng này được cho là tác động của thành phần chống lại virus Calici - virus gây ra bệnh cúm mèo.

Mèo con có thể bị sốt nhẹ, đi khập khiễng hoặc bỏ ăn trong 2-3 ngày và bình thường trở lại sau đó. Thông thường tình trạng này chỉ xảy ra trong mũi tiêm đầu tiên và không tái diễn lại trong những lần sau.

Tuy nhiên, việc cân nhắc giữa ưu điểm to lớn của vắc xin và những tác hại ngoài ý muốn này thì tiêm phòng vẫn rất hữu ích, rất đáng được lựa chọn.

Bạn có mắc phải lầm tưởng nào khi nghe về những lời đồn trên đây về việc tiêm vắc xin cho mèo? Chúng ta nên hiểu rõ về vắc xin trước khi tiêm để phát huy tối đa khả năng bảo vệ mèo trước những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.




MÈO BỊ SỔ MŨI: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ

 Mèo bị sổ mũi khiến bạn lo lắng? Tình trạng chảy nước mũi khiến mèo khó chịu. Ngoài ra, có thể dẫn đến nghẹt mũi khiến mèo giảm cảm giác thèm ăn. Dưới đây là những thông tin quan trọng mà bạn không nên bỏ qua về sổ mũi ở mèo.


Tại sao mèo bị sổ mũi?


Mèo bị sổ mũi có thể xuất phát từ viêm, chấn thương hoặc nhiễm trùng các mô trong khoang mũi hoặc xoang mũi. Nếu mèo bị chảy nước mũi kèm theo khó chịu, dễ bực dọc thì bạn nên nghĩ tới nhiễm trùng đường hô hấp trên. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên ở mèo đều do vi rút herpes hoặc calici gây ra. Ngoài ra, nhiễm trùng do vi khuẩn cũng được xếp thứ hai sau vi rút, bao gồm Chlamydophila felis và Bordetella pneumoniaseptica. Nhưng bạn có thể yên tâm vì khi được tiêm vacxin đầy đủ thì cơ hội mắc bệnh sẽ giảm đáng kể.

Tuy nhiên, ngoài nhiễm trùng hô hấp trên nhẹ sẽ không cần điều trị đặc biệt thì còn có những nguyên nhân khiến bệnh nặng nề hơn:

- Viêm mũi: là tình trạng viêm đường mũi dẫn đến chảy nước mũi. Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng đường hô hấp trên, vi khuẩn, vi rút và nấm (ít xảy ra hơn). 

- Dị vật: khi dị vật lọt vào mũi mèo, ví dụ như một mẩu thức ăn nhỏ hay những sợi tơ mảnh đều có thể khiến mèo bị chảy nước mũi kèm chất dịch có màu.

- Ung thư mũi: đây là một loại ung thư có thể tấn công mèo. Trong giai đoạn đầu ung thư, mèo có thể chỉ đơn giản là bị chảy nước mũi nhưng khi đến giai đoạn cuối, mặt mèo bị sưng, tiết dịch đặc và có màu ở mùi. Ngoài ra, bé còn bị đau và nghẹt mũi kèm theo nhiều triệu chứng khác.

- Chảy máu mũi: các vấn đề về đông máu, ung thư, dị vật hoặc viêm mũi đều có thể dẫn đến chảy máu mũi ở mèo.

- Chấn thương: khi bị chấn thương, mũi mèo có thể bị nhiễm trùng, chảy dịch mũi màu vàng xanh.

- Tiếp xúc với chất độc hại: điều này dẫn đến kích ứng và viêm mũi nghiêm trọng ở mèo. Cũng vì vậy mà dẫn đến việc mèo bị sổ mũi.

- Polyp mũi: chính là những khối u lành tính bên trong mũi. Nó có thể gây hắt hơi dai dẳng, nghẹt mũi và chảy nước mũi.

Khi nào mèo bị sổ mũi cần phải đi khám bác sĩ?

Thật ra, khi mèo sổ mũi không phải lúc nào cũng cần đến gặp bác sĩ thú y. Trong phần lớn trường hợp, mèo chảy nước mũi là để làm sạch mũi bình thường hoặc nhiễm trùng nhưng có thể tự hết.

Các dấu hiệu phổ biến nhất của mèo bị cảm sổ mũi bao gồm:

- Hắt hơi

- Chảy nước mũi, sụt sịt

- Mắt hơi đỏ và chảy nước mắt

- Ho

- Loét miệng hoặc mũi

- Sốt

- Khàn tiếng

Những dấu hiệu này thường có xu hướng đi kèm với nhiễm trùng đường hô hấp trên và mèo sẽ cần đến gặp bác sĩ thú y để điều trị.

Một số vấn đề khác mà bạn cũng cần chú ý:

- Sưng mắt nghiêm trọng

- Chảy máu hoặc nước mũi màu xanh lá

- Lờ đờ, thiếu sức sống

- Sốt cao

- Ăn ít

- Khó thở

Khi mèo có những biểu hiện này, rất có khả năng mèo không chỉ bị cảm thông thường mà có thể là bị viêm phế quản phổi, thậm chí là ung thư. Vậy nên, hãy đưa mèo đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt nếu mèo cưng của bạn có bất kỳ dấu hiệu cần lưu ý nào trên đây. Điều trị càng sớm thì mèo càng có nhiều cơ hội hồi phục.

Cách chữa sổ mũi cho mèo

Trong trường hợp nhẹ mèo có thể tự khỏi. Tuy nhiên, để yên tâm hơn, bạn vẫn có thể đưa mèo đến bác sĩ thú y để kiểm tra lại. Bác sĩ sẽ phân tích dịch mũi và xét nghiệm máu cho mèo để tìm ra nguyên nhân cụ thể. Khi cần phải điều trị, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh và một số loại thuốc khác để giúp mèo thông mũi cũng như giảm nghẹt mũi. Một vài trường hợp mèo cần xông mũi với thuốc bằng máy để cảm thấy dễ chịu hơn.

Nói chung, dù mèo bị sổ mũi phần lớn là không quá nguy hiểm nhưng cũng cần được chú ý theo dõi. Một khi phát hiện ra những biểu hiện nghiêm trọng kể trên thì nên đưa mèo đến phòng khám bác sĩ thú y ngay lập tức để được khám và điều trị. Khi được điều trị sớm từ những dấu hiệu sổ mũi đầu tiên, khả năng phục hồi và thời gian điều trị sau đó cũng nhanh hơn. Chúc mèo cưng của bạn luôn khỏe mạnh!




Bài đăng phổ biến